Sau thời gian dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng kéo dài lên toàn đời sống xã hội Việt Nam, liệu rằng mọi người sẽ mua sắm để ăn Tết Nguyên đán như thế nào? Đây là câu hỏi lớn được nhiều người đặt ra và các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày như Công ty TNHH Sản xuất nước mắm Thuận Hưng xem đây là cơ hội hiểu hơn về thị trường, trong thời gian phục vụ người tiêu dùng mua sắm Tết.
NHIỀU THAY ĐỔI LỚN
Tết bao giờ cũng là một trong những thời điểm tưng bừng nhất ở thị trường Việt Nam, nhưng sau đợt dịch vừa rồi, thói quen sinh hoạt, giải trí, kết nối đã thay đổi rất nhiều. Điều này sẽ dẫn đến thay đổi hành vi, ảnh hưởng thị trường Tết 2023. Tết chỉ xoay quanh có 4 điều lớn: chơi Tết, mua sắm Tết, ăn Tết và quà Tết. Và cả 4 điều trên thay đổi!
Theo đó, mọi hoạt động của người tiêu dùng sẽ chuyển sang digital nhiều hơn, từ ăn, chơi, đi lại, kết nối, giải trí… Mọi người đã có “trải nghiệm” mua sắm online trong thời gian giãn cách vừa qua nên họ hoàn toàn có thể mua nhiều hơn dịp Tết. Sẽ có tới 40% người dân ở TP.HCM nói sẽ đặt hàng giỏ quà Tết và giao tới tận nhà người nhận, thay vì đi gặp để tặng quà. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp làm các giỏ quà Tết cần đẩy lên trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để tiếp cận nhiều người hơn…
Kế tới, người tiêu dùng ngày càng lo lắng về công việc, thu nhập, sẽ ảnh hưởng đến mức độ mua sắm và chi trả… do đó ảnh hưởng đến sản phẩm mà họ lựa chọn vì vậy người ta sẽ mua hàng giá trị thật, hữu ích thực sự với họ, nhất là các mặt hàng tiêu dùng nhanh, hàng thực phẩm, nên sẽ ảnh hưởng đến việc ăn Tết.
CHỌN KÊNH NÀO ĐỂ MUA HÀNG?
Ngành hàng tiêu dùng nhanh, kênh truyền thống vẫn chiếm trung bình từ 70 – 80%, dù ở các thành phố lớn con số sẽ khác, cho nên các doanh nghiệp không thể bỏ qua kênh truyền thống vì theo thống kê, mỗi năm kênh hiện đại chỉ lấy của kênh truyền thống khoảng 1% trong 25 năm qua mà thôi!
Ở kênh hiện đại, ngoài các đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, còn có các trang TMĐT. Tuy nhiên, kênh TMĐT dù có tốc độ phát triển cao, nhưng tỉ trọng thấp, chỉ từ 3 – 5%.
Lý do kênh truyền thống vẫn quan trọng là do người tiêu dùng có thể vào mạng xã hội để xem sản phẩm, nhưng họ luôn sẵn sàng ra cửa hàng tạp hóa, chợ mua sản phẩm. Yếu tố "digital" cũng khiến cho khách hàng giờ đây họ có thể xem và đặt hàng online, nhưng nhận hàng là tại một cửa hàng gần nhà họ…
NGƯỜI TIÊU DÙNG NÀO XÀI NHIỀU CHO TẾT?
Một thực tế phải thừa nhận là chân dung người tiêu dùng đã thay đổi nhiều và có sự khác biệt so với trước đây.
Việc mua sắm sẽ... phức tạp hơn, nhưng bất kể thành viên nào trong gia đình cũng có thể tự mua, không như kiểu tập trung cho một người nội trợ hay gì đó trong gia đình mua hết như trước. Lý do là thị trường tiêu dùng Việt Nam ngày càng cá nhân hóa, không chỉ về chức năng, hình ảnh sản phẩm… mà việc mua hàng cũng cá nhân hóa, khi mỗi người sẽ thích mua một kiểu sản phẩm mà mình thích.
Bên cạnh đó chân dung người mua hàng còn thay đổi ở chỗ, có thể người đó là người mua hàng, nhưng người tác động, đưa ra việc chọn nhãn hiệu nào lại là người khác trong gia đình. Tuy nhiên, tùy từng ngành hàng mà xu hướng cá nhân hóa có sự thay đổi khác nhau và các mặt hàng chăm sóc cá nhân sẽ nhiều hơn. Ngành hàng thực phẩm, ăn uống cũng đang gia tăng, vì khẩu vị những người trong gia đình ngày càng được tôn trọng.
DOANH NGHIỆP CÓ ĐÓN ĐƯỢC "ĐIỂM RƠI" 2 TUẦN VÀNG MÙA TẾT?
Ai cũng nhận thấy thời gian mua sắm Tết giảm lại và ngày càng ngắn đi, chỉ còn đâu đó khoảng 2 tuần “vàng” (trước đây là 6 tuần), tùy theo ngành hàng. Do đó, việc dự báo nhu cầu, điểm rơi trong bán hàng Tết của doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng. Với Công ty TNHH Sản xuất nước mắm Thuận Hưng, cũng có dự báo tiệm cận với xu hướng trên.
Và, ngày nay người mua hàng cũng không có thói quen tích trữ hàng, kể cả các nhà bán lẻ, tạp hóa, vì họ biết người mua hiện nay họ đi mua thường xuyên hơn. Thuận Hưng với các sản phẩm gia vị như #nước_mắm_truyền_thống #Thuận_Hưng #35_độ đạm #50_độ_đạm sẽ có những phán đoán linh hoạt trong quá trình "đọc" thị trường: phải tùy biến, linh hoạt, khai thác và chuẩn bị nguồn lực, vận chuyển để phục vụ người tiêu dùng!
Nhu cầu mua sắm Tết trong 4 tuần trước ngày mùng 1 luôn rất cao, chiếm từ 70 – 80%, nhưng 2 tuần cuối cùng lại chiếm hơn một nửa số này, do đó nó cực kỳ quan trọng. Sau ngày mùng 1 Tết, với nhiều ngành hàng vẫn cực kỳ quan trọng. Do đó doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn sàng, từ phân phối, đơn hàng… nhất là nhóm hàng thực phẩm, đồ uống!