THÀNH PHẦN VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA NƯỚC MẮM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Ngày đăng: 03:41 PM 16/05/2024 - Lượt xem: 1065

Không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm đậm đà, nước mắm còn có công dụng tốt cho sức khỏe người sử dụng. Trong nước mắm chứa rất nhiều dưỡng chất như axit amin, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt đối với loại nước mắm được làm từ cá cơm tươi đánh bắt trực tiếp từ vùng biển Phan Thiết sẽ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Cụ thể thành phần dinh dưỡng của nước mắm có những gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết nhé!

1. Bảng thành phần dinh dưỡng nước mắm

Nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được tạo ra do quá trình phân hủy protein trong các loại cá biển (như cá nục, cá thu và phổ biến nhất là cá cơm), có sự tham gia của hệ enzym trong ruột cá và vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.

Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng trong nước mắm có thể bạn chưa biết:

                     

Có thể thấy, nước mắm chứa rất nhiều dưỡng chất, trong đó có một số thành phần dinh dưỡng vượt trội mang lại lợi ích sức khỏe to lớn.

2. Giá trị dinh dưỡng của nước mắm với sức khỏe

2.1 Axit amin

Các nghiên cứu tìm thấy protein thủy phân từ cá trong quá trình lên men có lợi cho sức khỏe. Chúng được cấu tạo từ các axit amin theo trình tự nhất định, điển hình là các týp axit amin thiết yếu như: valin, methionine, pheylalanin, alanine, isoleucine và lysine có vai trò hỗ trợ quá trình chuyển hóa và xây dựng cơ bắp.

Điều đáng kể, thành phần lysine trong nước mắm còn có tác dụng tăng cường hấp thu canxi, kích thích cơ thể sản xuất collagen. Đối với trẻ nhỏ, lysine có tác dụng kích thích ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Nếu thiếu hụt lysine, trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, thường xuyên mệt mỏi và mất tập trung. Đối với người trưởng thành, thiếu lysine sẽ dẫn đến thiếu máu, loãng xương và rụng tóc. Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp lysine mà phải được cung cấp qua nguồn thực phẩm, đặc biệt là từ nước mắm – nguồn bổ sung lysine lý tưởng cho cơ thể.

                               

Hàm lượng axit amin từ thịt cá chính là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị dinh dưỡng của nước mắm.

2.2 Vitamin nhóm B

Quá trình lên men của nước mắm tạo ra một số vitamin B quan trọng, điển hình là vitamin B6 và vitamin B12. Theo đó, vitamin B6 giúp bảo vệ tim mạch, duy trì sự ổn định của chức năng não, chống stress và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, giảm thoái hóa thần kinh và tăng cường trí nhớ.

2.3 Các khoáng chất

Thành phần nước mắm còn có các vi chất quan trọng như: Natri giúp cân bằng nồng độ chất lỏng trong cơ thể và duy trì huyết áp ổn định (tuy nhiên nếu thừa Natri sẽ gây tăng huyết áp), Photpho giúp điều hòa nhịp tim, Sắt xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và phòng chống thiếu máu.

2.4 Chất béo Omega 3

Một số nghiên cứu cho rằng thành phần nước mắm nguyên chất còn có Omega 3 – một loại axit béo không no tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm mỡ máu và chống huyết khối. Đồng thời Omega 3 còn rất tốt cho trẻ nhỏ với tác dụng tăng cường thị lực cho mắt và hỗ trợ phát triển trí não, tăng chỉ số IQ vượt trội.

Mặc dù nước mắm không phải là nguồn cung cấp chủ yếu các chất dinh dưỡng trên. Tuy nhiên nếu tiêu thụ hàng ngày với một lượng nhỏ vừa phải (5-10ml tương đương 1 thìa súp), nước mắm hoàn toàn có thể giúp bạn bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết.

Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn loại nước mắm đến từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Bởi hầu hết các sản phẩm uy tín đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, thành phần được ghi rõ trên nhãn dán giúp người tiêu dùng an tâm lựa chọn.

 

Thời gian gần đây Bộ Y Tế cũng khuyến cáo người dân nên giảm ăn mặn vì sức khỏe. Vì vậy, một số sản phẩm nước mắm có công thức giảm mặn cũng ra đời, theo đó thành phần nước mắm đã cân chỉnh lượng Natri phù hợp, đảm bảo không gây tăng huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người sử dụng.

Hãy ưu tiên sử dụng nước mắm giảm mặn với tag “giảm mặn” được in trên nhãn dán nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Facebook